HƯỚNG DẪN CÁCH THÁO VỆ SINH VÀ SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM TẠI HỒ CHÍ MINH
Vì sao phải vệ sinh máy điều hòa trung tâm?
Điều hòa không khí trung tâm hoạt động dựa vào quạt để thổi không khí qua các cuộn dây ngưng để tản nhiệt. Đối với điều hòa ống gió trung tâm bạn khó có thể tự mình làm sạch ngược lại nếu bạn là người muốn tìm hiểu cách tháo vệ sinh và sử dụng điều hòa trung tâm thì thicongmaylanh.vn sẽ giúp bạn.
Máy lạnh sẽ hoạt động theo nguyên lý đối lưu không khí. Hiểu đơn giản là không khí sẽ liên tục lưu chuyển qua máy ra ngoài và được làm lạnh, giúp nhiệt độ phòng giảm xuống, trở nên mát mẻ hơn.
Không khí luôn chứa những bụi bẩn. Chính vì thế trải qua một thời gian dài, nhiều hạt bụi đi theo không khí sẽ bám vào các bộ phận máy lạnh và ngày càng tăng theo thời gian. Theo các chuyên gia điện máy, trung bình sau mỗi tuần vận hành thì khả năng làm lạnh của máy điều hòa sẽ giảm đi 1%.
Đến một giai đoạn nhất định thì sẽ làm cho hiệu suất làm lạnh của máy điều hòa giảm rõ rệt. Tức máy vẫn tiêu tốn điện, thậm chí tiêu tốn nhiều điện hơn bình thường nhưng hiệu quả làm lạnh có xu hướng giảm. Xét về lâu dài còn làm máy dễ hư hỏng và giảm tuổi thọ. Chưa kể tới việc vi khuẩn và bụi bẩn bám trong máy lạnh lâu ngày sẽ làm không khí trong phòng ô nhiễm. Nguy cơ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng.
Việc vệ sinh máy điều hòa đúng cách và đúng lúc, sẽ góp phần giúp bảo vệ sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó giúp chiếc máy điều hòa của bạn hoạt động lâu bền hơn, tốt hơn.
Những dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh điều hòa trung tâm
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng sau:
- Máy bơm vệ sinh máy lạnh.
- Túi vệ sinh máy lạnh.
- Chai xịt vệ sinh máy lạnh.
- Đồng hồ đo gas chuyên dụng (nếu bạn muốn kiểm tra gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa).
- Một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau, bộ tua vít, thang nhôm, dung dịch vệ sinh máy lạnh.
Hướng dẫn cách tháo lắp điều hòa trung tâm để vệ sinh
Nắm được cách tháo lắp máy lạnh để có thể tự vệ sinh tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Sẽ không cần bạn phải là thợ chuyên nghiệp, cũng không cần nhiều máy móc phức tạp. Thao tác tự tháo lắp vệ sinh điều hòa sẽ không quá khó khăn, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Tìm hiểu về điều hòa trung tâm
Việc đầu tiên cực kỳ quan trọng bạn cần làm, là phải tìm hiểu kỹ về những cấu tạo cũng như đặc điểm của chiếc máy điều hòa trung tâm mà mình sẽ tháo lắp vệ sinh. Điều này giúp bạn thao tác sẽ nhanh hơn, cũng như hạn chế về các sơ suất. Vừa tháo máy vừa đọc hướng dẫn sử dụng chỉ làm bạn mất nhiều thời gian và cũng dễ mắc sai sót.
Lưu ý, tùy dòng máy mà cấu tạo sẽ khác nhau. Cách tháo điều hòa LG, cách tháo điều hòa Mitsubishi, cách tháo điều hòa Panasonic hay tháo điều hòa Samsung sẽ có chút khác biệt. Nhưng thông thường dàn lạnh của máy sẽ gồm ít nhất 2 tấm lưới lọc bụi. Một số dòng sẽ cao cấp hơn sẽ có thêm 2 tấm lưới lọc nano và lọc tinh. Cần tìm hiểu trong hướng dẫn sử dụng vị trí của các tấm lưới lọc để thao tác được chính xác.
Bước 2: Tắt nguồn
Để đảm bảo an toàn hơn, bạn cần chắc chắn rằng mình đã ngắt các nguồn điện tới máy lạnh bằng cách tắt cầu dao hay rút phích cắm của máy lạnh.
Bước 3: Treo túi hứng bụi
Bạn treo túi có miệng rộng bên dưới máy lạnh để hứng nước và bụi bẩn. Bước này không bắt buộc, nhằm mục đích giữ vệ sinh cho căn phòng của bạn trong và sau quá trình vệ sinh máy lạnh mà thôi.
Bước 4: Tháo nắp đậy dàn lạnh
Bạn tiến hành tháo nắp che phía trước của dàn lạnh. Chỉ cần dùng hai tay để kéo hai góc phía dưới hướng lên trên là được.
Nắp che này thường được thiết kế rời. Nắp sẽ có chốt bản lề và gờ nhỏ để tháo mở. Bạn chỉ cần lưu ý quan sát là có thể mở ra dễ dàng.
Bước 5: Tháo lưới lọc bụi của dàn lạnh
Sau khi tháo nắp đậy dàn lạnh, bạn sẽ thấy 2 bên máy lạnh sẽ có 2 tấm lưới lọc không khí. Phía dưới chúng sẽ có thêm 2 lưỡi gài. Bạn dùng tay nhấc nhẹ ngay chỗ lưỡi gài này để tách 2 tấm lưới ra và đưa chúng ra ngoài.
Như đã nói, một số dòng máy cao cấp sẽ có thêm 1-2 tấm lưới lọc nữa. Bạn kiểm tra xem trong máy còn lưới lọc nào không thì hãy lấy hết ra để làm vệ sinh. Ví dụ như: lưới lọc tinh, lưới lọc phía bên trên,…
Bước 6: Làm vệ sinh lưới lọc bụi
Lúc này, bạn hãy nhẹ nhàng dùng miếng bọt biển hoặc tấm vải mềm rồi chùi rửa các tấm lưới lọc bình thường. Ngoài ra có thể kết hợp thêm nước tẩy rửa để làm sạch lưới lọc được sạch sẽ hơn. Thao tác cần làm cẩn thận và nhẹ nhàng. Khi nào sạch bụi bẩn, bạn lau khô và để nó ráo nước. Với dòng máy có bộ lọc Nano, thì bạn dùng tăm bông gòn cẩn thận vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn.
Bước 7: Vệ sinh lốc máy, cánh quạt
Các bộ phận khác của máy như lốc máy, cánh quạt dù ít bụi nhưng cũng cần được làm sạch và loại bỏ các vật cản (nếu có). Bạn có thể mua bình xịt Coil Cleaner và bạn xịt nhẹ vào các khe giữa lá kim loại. Lưu ý hãy xịt một lượng vừa phải, không làm ướt các bo mạch của máy điều hòa nhé.
Để yên khoảng 10 đến 20 phút rồi bạn lau lại bằng khăn ẩm. Các chất bụi bẩn theo đó mà bị loại bỏ, giúp máy lạnh của bạn trở nên sạch sẽ hơn.
Bước 8: Lắp các tấm lưới lọc vào lại điều hòa trung tâm
Trước khi lắp máy lại cần chắc rằng các tấm lưới đã sạch sẽ và khô ráo. Bạn đưa lần lượt các tấm lưới lọc vào vị trí cũ của nó theo thứ tự như khi mình đã lấy ra trước đó. Sau đó đậy nắp máy lại.
Bước 9: Làm sạch cục nóng của điều hòa trung tâm
Tắt nguồn điện: Tắt nguồn điện 240V tại hộp ngắt nguồn điện bên ngoài. Bạn có thể sẽ phải dùng tay ngắn hoặc tắt cầu chì. Nếu không thấy hộp ngắt nguồn điện thì bạn sẽ phải dập cầu dao điện.
Làm sạch các cánh quạt và lưới: Sử dụng máy hút bụi với loại có đầu bàn chải mềm và nhỏ để làm sạch. Bạn có thể phải tháo các tấm kim loại bảo vệ để làm sạch lưới bên trong.
+ Kiểm tra cỏ dại, rác và các vật chắn khác có thể chặn luồng gió. Khoảng trống cần thiết là 2 feet (61cm) với cục nóng.
+ Hãy cẩn thận để tránh làm hỏng các cánh quạt hoặc các tấm kim loại bảo vệ. Chúng có thể bị bẻ cong một cách dễ dàng.
Tháo lưới tản nhiệt phía trên điều hòa. Cánh quạt nâng đỡ lưới tản nhiệt vì thế bạn nên tránh làm hỏng mạng điện kết nối. Lau sạch quạt bằng một miếng vải ẩm
Kiểm tra xem quạt của bạn có cần bôi trơn. Hầu hết quạt không cần bôi trơn nhưng nếu cần, bạn có thể nhỏ 5 giọt dầu chuyên chụng cho đồ điện ( nhưu dầu WD-40), tránh làm rơi dầu vào phía bên trong.
Sử dụng vòi nước với áp lực vừa phải để làm sạch từ trong ra ngoài.
Lắp ráp lại các bộ phận đúng vị trí.
Vô hiệu hóa điện A/C, bật biến nhiệt trong nhà từ “Cool” sang “Off”
Khởi động lại máy: cho phép dòng điện ngưng hoạt động trong 24h
Khởi động lại dòng điện A/C: chuyển trở lại “Cool” và thiết lập nhiệt độ. Đợi trong 10 phút.
Kiểm tra các hoạt động của máy. Kiểm tra các đường ống của máy. Một ống mát và 1 ống ấm. Nếu nhiệt độ của các đường ống ra và vào không chính xác, bạn cần gọi đến nhân viên kỹ thuật
Bước 10: Vệ sinh lần cuối
Việc tháo lắp điều hòa để vệ sinh cơ bản thì đã hoàn thành. Bạn dùng khăn ẩm lau lại 1 lần nữa là xem như đã hoàn tất.
Bước 11: Thử khởi động lại máy
Cuối cùng, bạn cắm lại phích điện hoặc mở cầu dao và khởi động lại máy lạnh. Lúc này bạn có thể tận hưởng dòng không khí mát lạnh và sạch sẽ tỏa ra từ máy lạnh.
Những lưu ý khi vệ sinh điều hòa trung tâm tại nhà
Trước khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh máy lạnh, các bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
- Kiểm soát lực phun nước: Bạn không nên sử dụng nước với lực phun quá mạnh, nhất là ở bảng mạch vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.
- Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy lắp đặt dàn lạnh nhanh chóng.
- Kiểm tra đường ống và van: Việc này giúp hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây.
- Lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép: Đối với máy lạnh xài van.
Một số lưu ý khi sử dụng máy điều hòa trung tâm
- Cần có cán bộ kỹ thuật lạnh – điều hòa không khí chuyên trách có chứng chỉ chuyên môn vận hành hệ thống điều hòa không khí VRV.
- Cần có nhật ký vận hành máy, ghi chép đầy đủ các thông số vận hành của hệ thống trong từng buổi vận hành như : thời gian hoạt động, điện áp, dòng điện, nhiệt độ… và có xác nhận của cán bộ vận hành.
- Đảm bảo quy trình vận hành theo điều II.
- Đảm bảo quy trình bảo trì hệ thống định kỳ và có lưu lại bằng văn bản và xác nhận của các cán bộ có thẩm quyền
- Thường xuyên kiểm tra điện áp nguồn, độ lệch pha, nếu ngoài giới hạn cho phép, không được vận hành máy ĐHKK.
- Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp hệ thống điều hòa không khí
- Cắt toàn bộ điện khi bảo dưõng, sửa chữa …, đảm bảo an toàn điện.
- Nếu thiết bị tự động dừng hoặc có sự cố, tìm nguyên nhân để tự xử lý. Nếu không được thì yêu cầu cán bộ kỹ thuật đến xem xét và tìm biện pháp xử lý
- Đọc kỹ catalogue hướng dẫn của bản hãng gửi kèm theo thiết bị.
- Thực hiện đầy dủ các chế độ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống.